Thực tế, có rất nhiều định nghĩa marketing. Thuật ngữ Marketing ra đời lần đầu tiên tại Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ XX. Nó được truyền bá sang châu Âu, châu Á, rồi tới nước ta vào những năm 1980. Marketing có nguồn gốc từ chữ “market” tiếng Anh nghĩa là cái chợ, thị trường. Đuôi “ing” mang ý nghĩa tiếp cận, vì vậy marketing thường bị hiểu nhầm là tiếp thị.
Bạn có chắc mình đã hiểu đúng về định nghĩa Marketing?
Định nghĩa marketing là gì? Định nghĩa marketing của Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua các hình thức trao đổi. Nguyên bản định nghĩa marketing trong tiếng anh là: “The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit” Định nghĩa này bao trùm cả marketing xã hội và marketing trong sản xuất. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa trên, chúng ta hãy nghiên cứu một số khái niệm: Nhu cầu (Needs): là cảm giác về sự thiếu hụt về một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu đi lại, ăn uống, học hành, giải trí… Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra mà chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người. Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùa chiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình.Bạn có chắc mình đã hiểu đúng về định nghĩa Marketing?
Trao đổi là hành vi nhận từ một người hoặc một tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó. Trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện: – Ít nhất phải có hai bên, mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị với bên kia – Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá, dịch vụ hoặc một thứ gì đó của mình –Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia, hai bên thoả thuận được những điều kiện trao đổi. Nói chung có rất nhiều quan niệm về Marketing tuy nhiên chúng ta có thể chia làm hai quan niệm đại diện, đó là quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại. Marketing truyền thống Được dùng để chỉ các kỹ năng Marketing được áp dụng trong thời kỳ đầu. Đặc trưng của thị trường vào thời kỳ này: – Sản xuất chưa phát triển, phạm vi thị trường, số lượng nhà cung cấp còn hạn chế, thị trường do người bán kiểm soát; – Phạm vi hoạt động của Marketing chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại nhằm để tìm kiếm thị trường để tiêu thụ những hàng hoá hoặc dịch vụ sẵn có; – Triết lý bán hàng: bán cái mà nhà xuất có mục tiêu thu lợi nhuận tối đa cho người bán. Marketing hiện đại Đặc trưng của thị trường sau đại chiến thế giới thứ 2: – Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao – Tiến bộ KH-CN diễn ra nhanh chóng – Cạnh tranh diễn ra gay gắt – Giá cả hàng hoá biến động mạnh – Khủng hoảng thừa liên tiếp xảy ra – Rủi ro trong kinh doanh nhiều – Vai trò của người mua trở nên quan trọng hơn (hệ quả). Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần thông qua việc tạo ra, bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.Bạn có chắc mình đã hiểu đúng về định nghĩa Marketing?
Khái niệm marketing nên được biểu hiện rõ sự chỉ dẫn hướng đến con đường lập kế hoạch, giúp doanh nghiệp phân tích, cực đại hoá lợi nhuận và làm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những điểm mạnh và những điểm yếu của nó trong các lĩnh vực chức năng hoạt động khác như:sản xuất, tài chính, kỹ thuật và nhân sự. Các kế hoạch marketing cần phải tạo cân bằng các mục tiêu, nhu cầu tiêu thụ và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết định nghĩa marketing là gì, hãy share nếu thấy hay hoặc để lại bình luận bên dưới bạn nhé! Xem thêm:-
Facebook Marketing – Bí quyết bán hàng trên Facebook hiệu quả
-
Chatbot liệu có đánh bại Email Marketing trong xu hướng 4.0?