Đối với người làm truyền thông, sự kiện chẳng ai còn lạ với thuật ngữ Sampling. Nhưng với những người mới vào nghề thì hẳn chưa biết rõ Sampling là gì và lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lại áp dụng Sampling. Hãy cùng Adsplus tìm hiểu nhé!
Sampling là gì? Tại sao nhiều doanh nghiệp lại áp dụng Sampling?
Sampling nghĩa tiếng việt là sản phẩm mẫu hay mẫu dùng thử. Sampling là một phần trong Marketing sản phẩm để quảng bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Sampling là hình thức giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người dùng, để khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm và cho các phản hồi. Phía doanh nghiệp nhờ vào đó có thể đánh giá độ ưa thích của khách hàng với sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm hoàn hảo nhất.Ta dễ bắt gặp Sampling nhất ở các siêu thị. Các cô PG cho bạn dùng thử cà phê, nước ngọt, sữa, bánh kẹo … Ngành hàng FMCG áp dụng Sampling nhiều nhất trong các ngành hàng hiện nay. Vậy những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng Sampling là gì?Tại sao nhiều doanh nghiệp lại áp dụng Sampling?
Theo báo cáo thường niên của EMI (Viện tiếp thị sự kiện) chỉ ra rằng: rất nhiều doanh nghiệp có câu hỏi về động lực giúp người tiêu dùng sẵn sàng dùng thử các mẫu Sampling. 81% người tiêu dùng sẽ dùng sản phẩm mẫu vì họ thích trải nghiệm, hơn nữa sản phẩm lại miễn phí nữa. 49% khách hàng khác nói rằng họ thử sản phẩm vì muốn tìm hiểu chất lượng sản phẩm của công ty ra ra sao. 46% người tiêu dùng lại trả lời họ yêu thích nhãn hàng này nên chắc chắn sẽ thử. Mặc dù có nhiều lý do khác nhau thúc dục khách hàng thử sản phẩm, thì hoạt động Sampling đều gia tăng trải nghiệm về sản phẩm. Quyết định mua hàng của họ sau này sẽ nghiêng về các sản phẩm dùng thử chất lượng.1. Tăng trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm
Sampling là gì? Tại sao nhiều doanh nghiệp lại áp dụng Sampling?
2. Tăng niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩmKhông có cách nào để khách hàng hiểu sản phẩm hơn là Sampling. Khi khách hàng dùng thử sản phẩm của bạn, bạn sẽ đo được độ hài lòng của khách hàng qua cảm xúc của họ. Hơn nữa, bạn có thể chứng minh được cho người dùng cà phê của công ty bạn có vị ngon, máy nghe nhạc này âm thanh rất tốt,… Chỉ khi khách hàng thử sản phẩm thì những lời quảng cáo về sản phẩm của công ty bạn mới trở thành sự thật. Hơn nữa, khi sản phẩm của bạn có những điểm mạnh như chức năng mới, sự khác biệt,… sẽ giúp khách hàng quyết định chọn nhãn hàng của bạn hơn là của các đối thủ khác. Mặt khác, ấn tượng của khách hàng về sản phẩm thường xuất hiện trong lần đầu tiên họ được trải nghiệm thử sản phẩm. Đây cũng là bước đầu tiên doanh nghiệp tạo được mối liên hệ cảm xúc giữa sản phẩm và khách hàng mục tiêu. Mối liên hệ này là yếu tố cốt lõi trong việc phát triển và duy trì lòng trung thành của khách hàng. Xem thêm: IMC là gì và vai trò của truyền thông Marketing tích hợp?
3. Hỗ trợ xây dựng lòng trung thành của khách hàngBạn có biết rằng chi phí tìm kiếm một khách hàng mới cao gấp 5 lần so với chi phí duy trì khách hàng cũ. Hoạt động Marketing ngoài thu hút những khách hàng mới thì các Marketer cũng nỗ lực để duy trì các khách hàng thân thiết với nhãn hàng. Hoạt động Sampling là một trong những phương pháp hiệu quả để giữ khách hàng ở lại. Khi doanh nghiệp có các sản phẩm mới giới thiệu ra thị trường hãy mời các khách hàng cũ thử trước để họ trải nghiệm và mua sắm nhiều sản phẩm của nhãn hàng. Hơn nữa, nhờ các khách hàng thân thiết viral marketing với mọi người, sản phẩm của bạn sẽ được biết đến và tiêu thụ nhiều hơn. Các hoạt động marketing của doanh nghiệp không chỉ hướng tới những khách hàng mới mà còn hướng đến xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Những chuyên gia trong ngành marketing và bán hàng ước tính chi phí tìm kiếm khách hàng mới cao hơn 5 lần so với duy trì khách hàng cũ. Vì vậy, doanh nghiệp luôn tìm cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng với công ty. Xem thêm: 7 Xu hướng Marketing Online dự sẽ tiếp tục gây bão trong 2019 Như đã nêu trên, để khách hàng quyết định mua nhanh chóng, việc cho phép khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm là điều rất cần thiết Có thể thấy tập khách hàng mới có thể tăng lên đáng kể thông qua hoạt động sampling, nhờ đó doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động chăm sóc và xây dựng lòng trung thành từ phía khách hàng.