Nhắc đến hacker là người ta lại nghĩ đến những kẻ hiểm độc, chuyên sử dụng máy tính đi tìm cách quấy nhiễu, lừa đảo, đánh cắp các thông tin và thậm chí có thể phá hủy nền kinh tế hay khởi động một cả một cuộc chiến tranh. Vậy hacker là gì? Họ có thật sự xấu hay không?
Bí mật đằng sau được che giấu kĩ lưỡng của hacker là gì
Hacker có nghĩa là gì Thực sự thì Hacker là gì? Hacker có thể hiểu là một lĩnh vực rất thú vị, hấp dẫn, nhưng nó không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi để trở thành một hacker thực thụ, người ta phải có một thái độ tốt và tò mò học hỏi, thích nghi nhanh với những kĩ năng mới. Một số người nghĩ rằng hacker luôn là một tên tội phạm và luôn làm những việc trái pháp luật, nhưng họ đã sai khi nghĩ như vậy.Trên thực tế, nhiều công ty lớn phải thuê những tin tặc để bảo vệ cho hệ thống và thông tin của họ, những hacker thì thường được trả một mức lương rất cao. Chúng ta hay nghe các phương tiện thông tin đại chúng về hacker được mọi người biết đến như một cái gì đó đáng ghê tởm. Nhắc đến từ này là người ta lại nghĩ đến những kẻ hiểm độc, chuyên sử dụng máy tính đi tìm cách quấy nhiễu, lừa đảo, đánh cắp các thông tin và thậm chí có thể phá hủy nền kinh tế hay khởi động một cả một cuộc chiến tranh. Không thể phủ nhận rằng có những con sâu làm rầu nồi canh, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong cộng đồng hacker. Chính xác hacker là gì? Hacker còn được hiểu là những người sử dụng các kỹ năng lập trình, phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng… đồng thời lợi dụng những lỗ hổng bảo mật để can thiệp một cách trái phép vào phần mềm, phần cứng, máy tính, hệ thống máy tính, mạng máy tính nhằm thay đổi các chức năng vốn có của nó theo ý thích của bản thân mình.Bí mật đằng sau được che giấu kĩ lưỡng của hacker là gì
Cuộc chiến giữa hacker mũ đen và hacker mũ trắng Khoan hãy bàn đến hacker mũ đen, ta hãy tìm hiểu về hacker mũ trắng là gì đã. Hacker mũ trắng: Đây là nhóm hacker thân thiện, nếu không muốn nói là hack vì mục đích tốt. Công việc thường làm của các hacker mũ trắng đó là hack sau đó báo cho đơn vị quản lý phần mềm, website, hệ thống máy tính về các lỗ hổng bảo mật để họ kịp thời sửa chữa, tránh bị người khác trục lợi.Bí mật đằng sau được che giấu kĩ lưỡng của hacker là gì
Ngược lại là hacker mũ đen, họ là ai? Từ những bộ phim ta thấy hacker là… Hacker là những thanh niên khá là bí ẩn trong những chiếc áo khoác trùm kín đầu khá là ngầu. Điển hình có lẽ là Mr.Robot, một bộ phim khá là nổi tiếng, nhất là những bạn đang nuôi mơ ước trở thành một hacker tương lai. Trong những bộ phim như Mr.Robot, không biết có phân biệt đối xử không mà mình thấy đa số trong các bộ phim hacker là nam và là vai chính, cá biệt có vài trường hợp là nữ nhưng cũng chỉ là vai…quần chúng. Khi ấy, các hacker là gì, họ là những thiên tài sẽ sử dụng máy tính thường sử dụng hệ điều hành linux cho ngầu. Sau đó chạy một số dòng lệnh gì đó, đôi lúc chỉ là những lệnh vô cùng cơ bản nhưng cũng đủ để thâu tóm người dùng mạng xã hội. Và chỉ sau vài dòng lệnh ấy, hacker trong phim đã xâm nhập thành công vào hệ thống an ninh quốc gia, truy cập thành công vào cơ sở dữ liệu của một tổ chức,… Hoặc thậm chí là đánh cắp tài khoản email, tài khoản ngân hàng bằng phương pháp brute-force attack hay còn gọi là phương pháp xâm nhập thông tin người dùng từ đó họ có thể sử dụng chúng một cách bất hợp pháp. Tuy nhiên, làm một hacker mũ đen có thật sự làm bạn vui? Suốt ngày tìm cách phá hoại để tìm niềm vui, liệu bạn có đang phí phạm đi chính thời gian của mình. Số tiền phạm pháp mà bạn có được (cơ mà có được thì thời gian rèn luyện của bạn cũng đáng nể đấy và chắc không có thời gian đọc bài này của mình đâu) liệu bạn có khả năng sử dụng, hay là chưa kịp sử dụng thì đã phải ra hầu toà? Bạn còn nhớ vụ Deface (thay đổi giao diện website) website của sân bay Tân Sơn Nhất? Hai thiếu niên ấy do còn trong tuổi vị thành niên nên chỉ bị xử lý hành chính, yêu cầu cam kết và được trả về cho gia đình. Thế nhưng nếu họ đã đủ 18 tuổi thì có lẽ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây chỉ là một trong các vụ án mà hacker phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chịu tổn thất không hề ít về uy tín, dữ liệu,… Do đó, thay vì trở thành một hacker mũ đen, tại sao bạn không chọn lựa trở thành một hacker mũ trắng, một người đưa ra cảnh báo về bảo mật cho hệ thống. Bạn hoàn toàn có được danh tiếng khi kể về những chiến công của mình, lại cũng có thể nhận được sự hậu tạ xứng đáng. Xem thêm: Đột phá khái niệm content marketing là gì trong thời đại số Các công ty lớn như Google và Facebook không bao giờ tiếc tiền cho những người đã giúp mình tìm ra lỗ hổng trong hệ thống. Các công ty nhỏ hơn cũng rất vui vẻ để đền đáp công sức bỏ ra, ít nhất cũng là một…email cảm ơn chân thành rồi. Giống như giải thưởng Google trao 10000 USD cho nam sinh viên Việt Nam phát hiện ra lỗi bảo mật. Xem thêm: Chiết khấu là gì và bí quyết sử dụng một cách thông minh Vừa được danh tiếng khi đã giúp đỡ, “hợp tác” với các công ty, doanh nghiệp lớn, vừa có thể nhận được những phần thường xứng đáng, do đó hãy cố gắng đến trở thành một hacker mũ trắng thay vì là một hacker mũ đen nhé. Xem thêm: Các mạng xã hội phổ biến được nhiều người dùng nhất hiện nay Nói chung hiểu được định nghĩa hacker là gì, nếu là bạn thì bạn sẽ thích làm hacker nào hơn? Nếu bạn đam mê lập trình, tại sao không thử làm hacker mũ trắng giúp ích cho mọi người? Adsplus.vn hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.]]>