Quá trình thiết lập và các công cụ hỗ trợ chiến dịch quảng bá thương hiệu

quảng bá thương hiệu

Quảng bá rộng rãi một thương hiệu ra thị trường là khâu quan trọng giúp đưa thương hiệu đến với nhiều khách hàng tiềm năng. Chính vì thế, công việc chuẩn bị luôn là yếu tố quan trọng đầu tiên định đoạt thành bại của cả một quá trình quảng bá thương hiệu.

quảng bá thương hiệuQuảng bá thương hiệu

Chúng ta sẽ tìm hiểu các bước thiết lập nên một kế hoạch quảng bá thương hiệu 1. Xác định khách hàng mục tiêu Chiến dịch quảng bá thương hiệu sau khi đã có mục tiêu cần xác định đúng đối tượng, thị trường để khởi động. Đó gọi là khách hàng hay thị trường mục tiêu bao gồm những nhóm người có nhu cầu và có khả năng chi trả. Từ đó có thể rút ra được đặc điểm của môi trường quảng bá thương hiệu sẽ tiếp cận như sự tăng trưởng của thương hiệu tại thị trường đó, tỉ lệ chấp nhận của khách hàng và khách hàng có thực sự gắn bó với thương hiệu. Dựa trên những điều đó chiến lược cụ thể sẽ chuẩn xác và dự tính ngân sách hợp lý. xem thêm: DMCA là gì? Làm thế nào để đăng ký DMCA cho website của bạn 2. Xác định mục tiêu quảng bá thương hiệu Mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất trong mọi chiến dịch và chiến lược. Tùy theo từng mục đích và từng chiến lược cụ thể của mỗi công ty mà sẽ có những mục tiêu khác nhau như:
  • Tạo sự nhận biết: Mục tiêu này sẽ được hướng đến khi doanh nghiệp mới hoặc sản phẩm mới. Lúc này nỗ lực quảng bá nhằm tạo ra sự nhận biết và phân biệt là điều quan trọng chính.
  • Tạo sự quan tâm: Mục tiêu này cần được thực hiện khi doanh nghiệp muốn chuyển thái độ của khách hàng từ nhận biết sản phẩm sang mua sản phẩm. Để đạt được cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng và hướng tiếp cận hiệu quả.
  • Tạo sự chú ý: Mục tiêu này là khi doanh nghiệp muốn cung cấp thông tin cho khách hàng hoặc định vị khách hàng, giúp họ có so sánh tích cực về doanh nghiệp với đối thủ.
  • Củng cố thương hiệu: Mục tiêu ở đây chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  • Gia tăng doanh số bán hàng: Thúc đẩy khách hàng mua hàng khi khơi gợi nhu cầu của họ.
3. Xác định đúng thời điểm quảng bá thương hiệu Thời điểm bắt đầu chiến dịch cũng cũng là yếu tố hàng đầu quyết định đến cơ hội thành công của quảng bá thương hiệu. Chọn lựa đúng thời điểm thuận lợi nhất để khởi động chiến dịch sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và nhanh chóng đạt được mục tiêu, loại bỏ những đối thủ tiềm ẩn. Thời điểm đó cần phù hợp với tính cách, hình ảnh thương hiệu.

quảng bá thương hiệu 1Quảng bá thương hiệu

xem thêm: Top 5 Local brand Việt Nam được yêu thích nhất tại Sài Gòn 4. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán Hệ thống nhận diện thương hiệu là mấu chốt, là nguyên liệu cơ bản nhất để khởi động chiến dịch quảng bá thương hiệu, là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của thương hiệu. Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm thiết kế logo, slogan, nhạc hiệu, bao bì, nhãn mác; biển, băng rôn, biển quảng cáo. Ngoài ra bao gồm các mẫu quảng cáo trên Media kèm theo các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo như tờ rơi, poster, catalog, cờ, áo, mũ… Các phương tiện vận tải, bảng hiệu công ty, các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác. Các công cụ hỗ trợ trong chiến dịch quảng bá thương hiệu 1. Quan hệ công chúng (PR) PR ngày nay đã trở thành một công cụ vô cùng lợi hại, nhất là khi Doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng. Khác với quảng cáo, PR là sử dụng ý kiến của người khác để nói về thương hiệu, sản phẩm của mình, tạo nên “nhân tố ảnh hưởng” nhằm hình thành hiệu quả truyền miệng tức thì và lan rộng. PR có thể nói được những điều mà quảng cáo không nói được, có thể nhắm tới đối tượng nhỏ hẹp hơn trong tổng thể đối tượng mục tiêu.

quảng bá thương hiệu 2Quảng bá thương hiệu

2. Tài trợ (Sponsership) Đây là mối quan hệ dựa trên niềm đam mê của người tiêu dùng và nhãn hiệu. Có thể nói, hai nguyên lý cơ bản nhất của tài trợ là phải mang lại giá trị cộng thêm cho người tiêu dùng mục tiêu và phải thích hợp với giá trị cốt lõi của nhãn hiệu. Việc chọn chương trình (thể thao, ca nhạc, từ thiện…) nào để tài trợ đòi hỏi Doanh nghiệp phải căn cứ đối tượng cụ thể mà chương trình đó nhắm tới (xem có phù hợp với lĩnh vực, thương hiệu, sản phẩm của mình không). xem thêm: Quảng cáo youtube là gì? Các hình thức chạy quảng cáo youtube 3. Tổ chức sự kiện (Event) Công cụ thứ ba để kích hoạt thương hiệu cũng là một dạng của tài trợ nhưng nhắm vào các hoạt động đơn lẻ, độc đáo, có sức thu hút sự chú ý của giới truyền thông và công chúng, thích hợp với Insight của nhãn hiệu.

quảng bá thương hiệu 3Quảng bá thương hiệu

4. Phát mẫu dùng thử (Sampling) là hoạt động trực tiếp của nhãn hàng với người tiêu dùng, là động tác cho họ dùng thử sản phẩm. Dĩ nhiên không phải nhãn hàng nào cũng có thể áp dụng công cụ này, nhưng nếu được sử dụng thì hiệu quả nó mang lại khá lớn. Từ dùng thử, người tiêu dùng sẽ nảy sinh ý định mua, rồi từ mua lần đều sẽ dẫn đến lần mua kế tiếp…Và nơi để Doanh nghiệp áp dụng công cụ này thường là các hộ dân, nơi công cộng hoặc nơi diễn ra sự kiện do Doanh nghiệp tài trợ. Ngoài ra, còn có thể áp dụng thông qua việc hợp tác với một Doanh nghiệp khác, nhãn hàng khác, thông qua đơn vị thứ ba. Tóm lại, quảng bá thương hiệu là một chiến dịch hướng tới các đối tượng khách hàng rộng rãi bao gồm cả khách hàng tiềm năng. Việc lên kế hoạch cụ thể là điều hết sức cần thiết cũng như tuân thủ nó. Bên cạnh các bước xác định quy trình thì việc sử dụng các công cụ hỗ trợ quảng bá thương hiệu cũng là điều tất yếu. Chẳng những có ích cho chiến dịch mà đôi khi còn làm cho việc quảng bá thành công ngoài mong đợi. Trên đây là một số gợi ý của chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn thành công trong cuộc sống.